6 xu hướng Thương mại điện tử sẽ bùng nổ trong năm 2022

Dự đoán 6 xu hướng Thương mại điện tử sẽ bùng nổ trong năm 2022

Trong năm 2021, dù phải đối mặt với vô số khó khăn nhưng các shop online vẫn duy trì ổn định hoạt động buôn bán, thậm chí có nhiều shop còn tăng vọt doanh thu so với những năm trước. Tất cả là nhờ vào sự thay đổi linh hoạt trong mô hình kinh doanh, tư duy đổi mới sáng tạo và áp dụng kịp thời những xu hướng mới trong thương mại điện tử. Dự đoán xu hướng này sẽ còn bùng nổ trong năm 2022. 

Tổng quan Thương mại điện tử trong năm 2021
Nhìn lại năm 2021, hoặc xa hơn là giai đoạn từ năm 2017 đến 2020, chúng ta nhận thấy rằng thương mại điện tử đã tạo sự thay đổi lớn về hành vi tiêu dùng của người dân và tạo ra sự phát triển mạnh mẽ đối với nhiều ngành nghề tại Việt Nam. 

Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, chỉ trong một năm qua ngành bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%, tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28%.

Báo cáo này cũng dự đoán thương mại điện tử Việt Nam trong giai đoại tiếp theo làm năm 2022 đến 2025 sẽ tăng trưởng đầy khả quan. 

Để có được những con số ấn tượng như trên là nhờ vào lợi thế nước ta là quốc gia có dân số trẻ chiếm tỉ lệ phần trăm lớn, cộng với lượng người dùng smartphone cao dẫn đến xu hướng mua sắm trên sàn thương mại và giao dịch đều thực hiện trên điện thoại. 

6 xu hướng Thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2022
Dù biết rằng tương lai sẽ vẫn còn có những thay đổi bất ngờ nhưng dựa trên thực tế mà doanh nghiệp và người tiêu dùng đã trải nghiệp. Chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được những xu hướng tiếp tục gây bão trên thương mại điện tử vào năm 2022. 

1. AI cung cấp hành vi mua sắm mang tính cá nhân hóa 
Chúng ta đã nghe khá nhiều về sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo) nhưng vẫn có một số người vẫn chưa hình dung chúng được ứng dụng trong kinh doanh online như thế nào. Bạn sẽ bắt gặp xu hướng sử dụng AI thông qua công cụ Chatbot. 

Chatbot là sự thay thế tuyệt vời cho người nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng khi có thể tiên đoán, nắm bắt nhu cầu, thắc mắc của khách hàng và giải quyết những thắc mắc đó để đi đến bước chốt đơn.

Hứa hẹn đến năm 2022, Chatbot không chỉ cung cấp dữ liệu chi tiết hơn về thông tin của người dùng mà còn nâng cấp dịch vụ của bạn lên một tầm cao mới khi có thể phục vụ suốt 24/7 và thực hiện lặp đi lặp lại các công việc để cung cấp hành vi mua sắm mang tính cá nhân hoá nhiều hơn giúp khách hàng trải nghiệm dịch vụ nhanh chóng, đúng nhu cầu, đúng thời điểm.


AI được dự doán sẽ được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động tư vấn và chăm sóc khách hàng ở các sàn thương mại điện tử

2. Khai thác triệt để mạng xã hội và KOLS
Facebook, TikTok là hai nền tảng mạng xã hội thu hút nhiều lượt đăng kí, sử dụng nhất không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới. Cũng theo đó tầm ảnh hưởng của các Beauty Vlogger, KOLS đến quyết định mua sắm của khách hàng là rất lớn. 

Khả năng sáng tạo, mức độ nổi tiếng của họ sẽ giúp thương hiệu thu hút số lượng lớn khách hàng về với mình. Ba sàn thương mại phổ biến là Shopee, Lazada, Sen Đỏ là minh chứng rõ nét nhất cho sức hút đến từ mạng xã hội và KOLS.

3. Đa dạng phương thức thanh toán
Nếu như trước đây, thanh toán bằng tiền mặt được đánh giá là an toàn và tiện lợi nhất thì đến những năm gần đây thanh toán trực tuyến được ưa chuộng trên thương mại điện tử bởi những ưu đãi hấp dẫn mà các sàn thương mại mang đến cho khách hàng như giảm giá, miễn phí ship, săn xu, hoàn tiền sau khi mua. 

Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều quốc gia trên thế giới đang xem xét ứng dụng tiền điện tử (Cryptocurrencies) vào thanh toán mua sắm, xem nó như một giải pháp thay thế an toàn, linh hoạt hơn cho tiền mặt và trực tuyến. Điều này một phần là do tính bảo mật tương đối của blockchain.

4. Mua sắm trên Smartphone
So với Laptop hay PC thì Smartphone là thiết bị điện tử mà con người mang theo suốt 24/7,  vì thế thói quen tìm kiếm sản phẩm khi có nhu cầu và tiến hành đặt hàng ngay trên điện thoại di động cũng đã hình thành từ đó. Smartphone đang ngày một trở nên tiện ích, nhiều tính năng hơn khiến cho việc mua sắm trên điện thoại đã trở thành thứ gây nghiện.

Dựa vào điểm này, các shop online nên tối ưu app bán hàng, website trên mobile ngay từ bây giờ. 

Tính đến thời điểm hiện tại Smarphone đã được cung cấp nhiều tiện ích phụ vụ cho việc mua sắm

5. Mua sắm đa kênh 
Hoạt động mua sắm của người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở một nền tảng mạng xã hội mà mở rộng ra khắp các phương tiện khác. Khách hàng biết đến sản phẩm thông qua truyền miệng hoặc phương tiện truyền thông, tiếp theo họ tìm kiếm thông tin về sản phẩm thông qua Google, Facebook, cuối cùng khách có thể tiến hàng đặt hàng qua sàn thương mại điện tử hoặc Fanpage của thương hiệu đó.
Chính vì vậy mà các doanh nghiệp, shop online nên xây dựng thương hiệu trên khắp các kênh bán hàng để tăng mức độ nhận diện và nắm bắt tốt hàng trình khách hàng để có chiến lược hợp lý cho từng giai đoạn. 

6. Tiếp thị qua Email Marketing
Đi đôi với xu hướng bán hàng là xu hướng tiếp thị, quảng bá. Dự đoán sang năm 2022, các doanh nghiệp sẽ tận dụng khai thác Email để thực hiện các chiến dịch Marketing. Bởi khách hàng đã quá nhành chán với hàng loạt tin nhắn spam trên Facebook, trong khi đó Email Marketing sẽ hướng đến từng mục tiêu, giai đoạn cụ thể trong hành trình mua hàng để gửi đến thông điệp phù hợp nhằm từng bước tăng tỉ lệ chuyển đổi. 


Email Marketing được dự đoán sẽ là xu hướng tiếp thị nổi bật trong năm 2022

Chắc chắn rằng ngoài 6 xu hướng mà ENET TECHNOLOGY vừa kể trên sẽ còn rất nhiều xu hướng mới sẽ nổ ra trong năm 2022. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng Thương mại điện tử chính là tương lai của ngành bán lẻ tại Việt Nam, mang đến cho doanh nghiệp cơ hội vượt qua rào cản và thúc đẩy tăng trưởng doanh số.
 

Leave a Reply