Khám phá tiềm năng chuyển đổi số để cải thiện ngành y tế

Chuyển đổi số trong y tế hiện nay đang là xu hướng toàn cầu, mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia, giúp cải thiện chất lượng y tế, tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng tính hiệu quả trong việc khám chữa bệnh, và đồng bộ hóa thông tin y tế.

 

1. Chuyển đổi số ngành y tế

 

 

Chuyển đổi số y tế là ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện. Trong đó đặc biệt chú trọng tới các công nghệ số hiện đại, tạo sự thay đổi tích cực toàn bộ hoạt động y tế, từ quản trị, khám chữa bệnh đến chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

 

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã đưa ngành y tế vào một cuộc chuyển mình lớn mang tên chuyển đổi số. Với điều kiện là một nước đang phát triển, Việt Nam là một trong số những quốc gia đang cho thấy tốc độ “chuyển đổi số y tế” đáng kinh ngạc.  Chính phủ Việt Nam cũng đang hoàn thiện tiến trình chuyển đổi số trong hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe người dân. Thực tế cho thấy nhu cầu ứng dụng công nghệ trong quản lý và chuyên môn y tế là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, Việt Nam là một nước có nhiều ưu thế để có thể áp dụng thành công các giải pháp y tế kỹ thuật số

 

2. Thực trạng chuyển đổi số ngành y tế

 

Phát triển chăm sóc sức khỏe là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Chi tiêu cho lĩnh vực này dự kiến sẽ tăng từ 15,6 tỷ USD, chiếm 6,5% GDP, vào năm 2018 lên 42,9 tỷ USD vào năm 2028. Con số này tương đương với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong 10 năm là 11%. Việt Nam là một trong những nước có chi tiêu cho sức khỏe cao nhất trong khu vực ASEAN. Hơn nữa, chi tiêu bình quân đầu người cho chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ tăng gấp ba lần từ 161 USD/năm vào năm 2018 lên 408 USD/năm vào năm 2028.

Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều ưu thế để áp dụng các giải pháp y tế kỹ thuật số. Thứ nhất, hơn 60% người Việt Nam dưới 54 tuổi, nhóm dân số trẻ này đang nhanh chóng đón nhận các công nghệ thông tin mới. Trung bình, người dân Việt Nam dành bảy giờ mỗi ngày cho các hoạt động trực tuyến, trong đó ba giờ trên thiết bị di động. Thứ hai, chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông. Kết quả đến năm 2017, việc truy cập internet được phổ biến rộng rãi khắp cả nước, với tỷ lệ sử dụng là 67%, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 28% (Hootsuite, 2018). Công nghệ thông tin di động cũng đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, mạng 4G hiện đã phủ sóng trên 95% hộ gia đình. Thứ ba, cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam đang hướng tới các dịch vụ cloud-based, tạo cơ hội phát triển các giải pháp sáng tạo và hiệu quả về chi phí để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tất cả những yếu tố này tạo nền tảng tốt cho tiến trình chuyển đổi số các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

 

3. Tầm nhìn của chuyển đổi số ngành y tế

 

Tầm nhìn tới năm 2030 mà ngành Y tế đặt ra là việc ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ, hình thành nền y tế thông minh. Với ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.

 

Mục tiêu đến năm 2025

Về phát triển Chính phủ số trong y tế:

– Duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, trong đó 80% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động

 

– 90% hồ sơ công việc tại Bộ Y tế, Sở Y tế; 80% hồ sơ công việc của phòng y tế huyện được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước)

 

– 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê trong lĩnh vực y tế phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia

 

– 80% các hệ thống thông tin y tế có yêu cầu chia sẻ, kết nối thông tin được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu y tế; thông tin của người dân, doanh nghiệp được số hóa và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia y tế không phải cung cấp lại

 

– Duy trì Cổng công khai y tế, Cổng công khai giá các thiết bị y tế 100% các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩn đoán, giá khám chữa bệnh, giá niêm yết, giá đấu thầu, thông tin về các sản phẩm đang lưu hành hoặc đã được thu hồi, kết quả xử lý thủ tục hành chính, những vi phạm trong quảng cáo…được công khai trên cổng

 

Về phát triển xã hội số trong y tế:

– 100% các cơ sở y tế triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt

 

– 100 % các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa

 

– 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến

 

– 100% cán bộ, nhân viên ngành y tế tham gia mạng kết nối y tế Việt Nam

 

 

Về chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân:

– 100% người dân được định danh y tế

 

– 100% cán bộ y tế (Bác sĩ, dược sĩ, cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế) được định danh

 

– 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử

 

– 100% các xã triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã đầy đủ các chức năng theo quy định của Bộ Y tế

 

 

Về chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh: 15% (khoảng 210) số bệnh viện trên toàn quốc chuyển đối số thành công, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt theo quy định tại Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử.

 

Tầm nhìn chuyển đổi số y tế

 

Mục tiêu đến năm 2030

Tiếp tục duy trì bền vững các mục tiêu đã đạt được đến năm 2025 và phấn đấu đạt các mục tiêu như sau:

 

 

Về mục tiêu phát triển Chính phủ số trong y tế:

 

– 100 % dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động

 

– 100% hồ sơ công việc tại Bộ Y tế, Sở Y tế; 90% hồ sơ công việc của phòng y tế huyện được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước)

 

– 100% các hệ thống thông tin y tế có yêu cầu chia sẻ, kết nối thông tin được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu y tế; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia y tế không phải cung cấp lại

 

 

Duy trì phát triển xã hội số trong y tế theo các chỉ tiêu đã đạt được ở giai đoạn 2021-2025.

 

Duy trì các chỉ tiêu trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt được ở giai đoạn 2021-2025; 95% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.

 

 

Chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh: 50% (khoảng 700) số bệnh viện trên toàn quốc chuyển đối số thành công, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt theo quy định tại Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử.

 

Tổng kết

Có thể khẳng định, chuyển đổi số trong ngành Y tế thời gian qua đã đem lại nhiều lợi ích cho cả cơ sở y tế và người dân, người bệnh. Tuy vậy, thực tế công tác này vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, khiến cho kết quả, hiệu quả nhiều hoạt động chưa đạt kỳ vọng.

Thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có các giải pháp cụ thể nào để tăng hiệu quả chuyển đổi số, nâng hiệu quả công tác khám chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử, đặt lịch khám chữa bệnh trực tuyến?

 

 

Những vướng mắc chính sách nào cần được tháo gỡ trong quá trình thực hiện chuyển đổi số để việc khám chữa bệnh của người dân được nhanh gọn, thuận lợi, rút ngắn thời gian và cả chi phí? Hay nói ngắn gọn, làm gì để người dân hưởng lợi từ chuyển đổi số ngành Y tế?

 

Theo Bộ Y tế – Cục công nghệ thông tin

Đọc thêm: Chuyển đổi số trong ngành y tế

Leave a Reply

fake
enetio
https://em.zonexion.com